Vietnamese Vietnamese

(TG online) - Cách mạng Tháng Tám và tư tưởng, tài năng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức hút, sức tác động lạ kỳ. Nếu coi bản chất của cuộc cách mạng chân chính là văn hóa, thì việc thực hành văn hóa, nâng tầm văn hóa của cả dân tộc cũng là thực hành một cuộc cách mạng to lớn và sâu sắc.

TCCS - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn hiện nay.

(TG) - Như Xã luận Báo Granma (Cuba), cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Cuba viết: “Bác Hồ là tấm gương mà nhiều con người có thể noi theo và làm được như Người”(1), tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành tấm gương cho nhiều thế hệ đương thời và sáng soi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm theo Bác là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với cán bộ đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

(TG) - Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt có ý nghĩa to lớn đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam hiện nay. Để vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, chỉ dẫn của Người đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung biện pháp gắn với đặc điểm, yêu cầu xây dựng xã hội học tập ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

(TG) - Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua là xây dựng, nhân rộng gương điển hình tiêu biểu, các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

(TG) - Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

(Tuyên giáo online) - Đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay là nhờ sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam, tỏ rõ hồn cốt, bản sắc, nét riêng, là “Made in Việt Nam”. Vậy nên hiện nay, để xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, hạnh phúc, sải bước cùng thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện và khát vọng của Bác Hồ vĩ đại và của cả dân tộc, cần phải vun bồi văn hóa, đặc biệt là tu thân, rèn luyện theo văn hóa Hồ Chí Minh

(TG) - Bác dạy: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Phải dạy lý luận, công tác, chuyên môn cho cán bộ, đảng viên. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự. 

(TG) - Với đất nước và dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người con trung hiếu, vừa là lãnh tụ vĩ đại. “Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”, như lời thơ của Tố Hữu. Với thế giới, nhất là với nhân dân các nước bị áp bức, khao khát phá xiềng nô lệ, Người là vĩ nhân. Từ rất sớm, UNESCO đã vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất”. 

Ngày 5-6-1911, tại Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, xin làm phụ bếp trên con tàu Đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin của Pháp, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Người đã đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, nhiều giới, nhất là những người lao động nghèo ở Mỹ, Pháp, Anh… Bác luôn tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với người sở tại, dùng ngôn ngữ của họ làm phương tiện giao tiếp.

(ĐCSVN) - Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, vấn đề lý luận, thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam luôn là đề tài nóng bỏng mà các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động quyết liệt chống phá, thực hiện mục tiêu xóa bỏ, lật đổ. Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

(TG) - Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và lý luận cách mạng Việt Nam, nhất là thực tiễn 35 năm đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội, Đại hội XIII của Đảng đã có những bổ sung quan trọng về dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), qua đó tiếp tục góp phần phát triển lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Liên hệ