Vietnamese Vietnamese

 

Vua chúa nước ta ngày xưa rất coi trọng việc tổ chức thi cử nhằm chọn đúng người có thực tài giúp nước.

Trong quá trình xử lý các vụ vi phạm quy chế thi, triều đình phong kiến luôn lưu ý đến hai nguyên nhân trực tiếp rất quan trọng: quyền lợi cá nhân và cảm tình nể nang của thí sinh cũng như của quan coi thi. Để bảo đảm cho việc thi cử được nghiêm túc, công bằng, chọn đúng người có thực tài, nhà nước phong kiến đã thi hành nhiều biện pháp xoay quanh hai hướng chính là:

Một là, ban hành các quy định ngày càng chi tiết và tinh vi về công việc thi cử, bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ của triều đình đối với thi Hội, thi Đình cũng như đối với thi Hương, tho khảo hạch, khảo khóa…

Hai là, trừng trị nghiêm khắc những biểu hiện vi phạm các qui định về thi cử của thí sinh và quan trường.

Bài viết này chỉ nói về các biện pháp thuộc hướng thứ hai. Đối với cá nhân các thí sinh, nếu vi phạm qui chế thi, triều đình trị  tội rất nghiêm khắc. Có thể nêu một số việc cụ thể sau:

- Tội mang tài liệu vào trường thi, tội hòa hiệp văn tự:

Năm 1826, nhân vụ Đặng Tế Mỹ mang tài liệu vào phòng thi, Bộ Lễ xin triều đình tăng mức hình phạt để đủ sức trừ kẻ gian. Học trò đi thi Hương mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị đóng gông một tháng, sau đó bị đánh bằng trượng rồi mới tha về. Học trò đi thi Hội, ngoài các hình phạt trên còn bị tước bỏ bằng cử nhân hoặc tú tài đã có. Đặng Tế Mỹ là người đầu tiên bị hình phạt này, bị đóng gông một tháng, sau đó bị đánh 100 trượng, lại bị tước bỏ bằng cử nhân đã có.

1

Quang cảnh trường thi Nam Định khoa thi năm Nhâm Tý (1912) với chòi canh và lều chõng của thí sinh - Ảnh tư liệu

Phan San nhiều lần đổ đầu xứ trong kỳ thi hạch ở Nghệ An nhưng thi Hương mấy lần đều không đổ. Năm 1897, ông thi Hương vào đến kỳ thứ hai. Một người bạn thân muốn giúp ông đổ, đã bỏ sách vào tráp của ông để khi cần có thể tra cứu, việc này Phan San không biết vì lúc mang lều chõng đến trường thi ông còn sai rượu chưa tỉnh hẳn, khi người lính khám xét, Phan San tức giận nói: “ Tao đổ đầu xứ tỉnh Nghệ An đã ba lần, đời nào lại mang sách vào”, lính cứ khám và phát hiện có sách. Ông bị tội “hoài hiệp văn tự” và bị án chung thân bất đắc ứng thí ( suốt đời không được đi thi). Ông đến kinh đô Huế giao du với các danh sĩ, được Tế tửu Quốc tử giám lúc ấy là Khiếu Năng Tỉnh rất quý trọng, cho vào Giám làm bài phú Bái thạch vi huynh (Lạy đá làm anh) cùng với các giám sinh. Bài phú của Phan San rất hay được sĩ phu quan lại đua nhau chép và ca ngợi. Nhiều quan lại Nam triều vận động xóa án cho Phan San. Là người sáng suốt, vua Thành Thái đã ra một đạo vụ xóa cái án “hoài hiệp văn tự” cho ông. Ông bèn đổi tên là Phan Bội Châu, về Nghệ An thi Hương, đổ Giải nguyên năm 1900.

- Tội trao đổi ý kiến, chép bài hoặc làm hộ bài cho nhau:

Trần Gia Huệ và Phan Khắc Kiệm đều là giám sinh Quốc tử giám ở Huế. Trong khoa thi Hội năm 1856. Phan Khắc Kiệm đã trao đổi ý kiến với Trần Gia Huệ, bắt chước Trần Gia Huệ để làm một số câu trong bài văn của mình, việc bị phát giác, Bộ Lễ tâu lên, vua Tự Đức phê rằng: “ Tuy ta rất có ý tiếc tài, nhưng hai tên ấy vi phạm nặng nề qui chế trường thi, nếu lấy gượng ép thì lấy gì thỏa lòng sĩ phu. Lấy học trò đổ là cốt lấy ở hạnh, không cốt lấy ở văn, sao lại bẻ cong phép nước”. Sau đó vua ra lệnh phạt mỗi người 50 roi, đình lương một năm.

Trong khoa thi Hội năm 1775 đời Lê Trung Hưng, Lê Quí Kiệt (con Lê Quí Đôn) đã nhờ giám sinh Đinh Thế Trung đổi quyển văn cho.  Việc bị phát giác, Đinh Thế Trung bị đày đi nơi xa, Lê Quí Kiệt bị đuổi về quê ở Diên Hà làm bạch đinh. Người dân Thăng Long lúc ấy có câu: “ Thế Trung đày đi nơi xa, nổi tiếng văn phong Đông Hải; Quí Kiệt cho về làng củ, thêm một suất đinh Diên Hà”.

- Tội làm bài thi mới để nộp vào bài thi củ đã nộp: Trong khoa thi Hương năm 1834, Nguyễn Văn Giao và Nguyễn Thái Để ở trường thi Nghệ An được quan trường cho viết lại bài thi, nộp thế vào bài thi củ đã bị đánh hỏng. Việc vỡ lỡ, hai ông bị tước học vị cử nhân. Năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi, mở ân khoa thi Hương. Hai ông xinh thi nhưng chưa được. Về sau, Nguyễn Thái Để đổ cử nhân năm 1848, đổ đệ tam giám đồng tiến sĩ xuất thân năm 1849; Nguyễn Văn Giao đổ cử nhân năm 1853 (khoa này có 2 thám hoa, Đình nguyên Thám hoa là Nguyễn Đức Đạt).

- Tội của quan trường:

+ Về ra đề thi: trong khoa thi Hội năm 1755, người hầu đề (ra đề để trình vua duyệt) là Nguyễn Quốc Khuê. Đề văn sách có câu hỏi về công việc hành chính thời Tam Đại, vốn là đề củ mà Quốc Khuê không biết. Lúc phát đề, trường thi rất xôn xao. Hôm sau, thí sinh đánh chuông kêu kiện, đưa tờ khải lên chúa Trịnh. Trịnh Doanh giận lắm, cho tổ chức thi lại, sai Như Đình Toàn ra đề, chỉ hỏi một câu về cổ văn, còn toàn hỏi việc đương thời. Nguyễn Quốc Khuê bị giáng một bậc.

+ Về chấm thi: trong khoa thi Hội năm 1844, các khảo quan nội trường phê quyển văn của Nguyễn Hữu Tạo là “bất cập nhất phân” (chưa được 1 điểm) các khảo quan ngoại trường lại cho 6 phân (6 điểm). Vua Thiệu Trị sai Viện Đô sát xem xét lại cho công bằng. Viện Đô sát tâu rằng: cả 3 kỳ văn lý của Nguyễn Hữu Tạo đều được 9 phân (9 điểm) có thể lấy đổ được. Đồng khảo Bạch Đẳng Ôn (đổ hoàng giáp năm 1836 và Nguyễn Xuân Bảng đổ phó bảng năm 838) điểm duyệt không tin nên bị phạt lương 1 năm. Năm 1842 tại trường thi Hương Hà Nội, viên sơ khảo Ngô Khắc Cung (hành tẩu cử nhân) trong khi chấm thi lại ngủ mơ đánh cháy quyển thi của thí sinh, viên giám khảo Nguyễn Ngọc ( hội nguyên, đình nguyên năm 1841) đã phê hai quyển thi vào hạng ưu rồi lại lấy bút tẩm muội đèn, đổi thêm 3 chữ vào quyển thi đó. Việc bị phát giác, Ngô Khắc Cung bị cắt bỏ tên trong sổ cử nhân, Nguyễn Ngọc bị tội giảo giam hậu, sau phải đi biển làm việc chuộc tội. Năm 1846, Cao Bá quát được cử đi chấm thi Hương ở trường Thừa Thiên. Ông cùng bạn là Phan Ngọc sửa một số quyển thi có văn hay mà phạm húy, với ý muốn cứ vớt nhân tài. Việc bị phát giác, ông bị ghép vào tội chết nhưng vua Thiệu Trị chỉ cách chức và phát phối vào Đà Nẵng. Đối với các vụ có sai phạm lớn, triều đình thường bắt thí sinh phải thi lại và trị tội quan khảo.

2

Các tân khoa được rước đi dạo phố cho mọi người biết mặt.

Do tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, triều đình lâm vào cảnh thiếu thốn ngân sách. Thư phả Đỗ Thế Giai đề nghị cho những người không đổ thi hạch được nộp tiền thông kinh 3 quan để vào thi Hương Năm 1750. Điều khác thường này đã gây tâm lý không thi hành nghiêm túc qui chế thi. Năm đó, Minh đô vương Trịnh Doanh đem quân đi đánh Nguyễn Danh Phương ở Sơn Tây. Các viên đề điệu, giám thi, giám khảo các trường thi Hương nhân đó làm bừa. “Trong trường thi, nào mang sách, nào hỏi chữ, nào mượn người thi thay, công nhiên làm bậy, không còn biết phép thi là gì”. Dư luận xôn xao. Trinh Doanh giận lắm, sai Trần Danh Ninh làm điển cử, tổ chức thi lại cống sĩ các xứ vào năm 1751. Ngô Đình Oánh và Trần Huy Mật hầu đề, chia ra từng điều, bắt giải nghĩa từng câu hỏi nhiều câu khó, cống sĩ các xứ bị đánh hỏng đến hơn 200 người. Các quan chấm thi Hương ở các xứ đều bị phạt với mức độ khác nhau, kẻ gian lận bị bắt và tra xét rất nhiều.

Thấy khảo quan các trường thi Hương làm nhiều điều sai trái, xử phạt nghiêm ngặt nhiều lần vẫn không ngăn chặn được. Năm 1777, Trịnh Sâm đã ra lệnh bắt tất cả các quan chấm sơ khảo, phúc khảo kỳ thứ ba và thứ tư của các trường thi Hương ở Tứ Trấn và Thanh Nghệ phải đổi chổ cho nhau. Năm đó, các hiện tượng vi phạm qui chế thi ở các nơi đều được khắc phục ngay.

Trong đời Lê, việc tổ chức coi và chấm thi Hương được giao cho các quan phủ doãn và thừa, hiến các trấn; triều đình chủ yếu chỉ cử quan đi giám sát. Do đó các hiện tượng vi phạm qui chế thi Hương khá phổ biến mà viêc ngăn chặn chỉ đạt kết quả rất hạn chế.

Thời Nguyễn, triều đình đã tiến hành hai biện pháp quan trọng đối với thi Hương: một là điều động các quan đi làm chủ khảo, phó chủ khảo các trường thi Hương. Những người này là đại thần trong triều hoặc là đương quan các tỉnh, đổi chỗ lẫn cho nhau; hai là danh sách đổ cùng các bài văn của thí sinh đều phải đem nộp về triều để triều đình duyệt y xong mới coi là chính thức. Việc duyệt thi được giao cho ba cơ quan: Bộ Lễ, Viện Hàn Lâm và Viện Đô sát cùng nhau phụ trách ( trong trường hợp cần thiết, cả 6 Bộ cùng phải tham gia). Vì vậy hiện tương chấm ẩu trong thi Hương về cơ bản đã chấm dứt, chỉ còn việc chấm sai do trình độ giám khảo hoặc còn việc sửa chữa bài thi, thay thế bài thi. Nhưng cũng từ khâu duyệt y đó lại nảy ra các hiện tượng mới: triều đình đánh hỏng thêm hoặc lấy đổ thêm ngoài danh sách các trường thi trình lên, sắp xếp lại thứ tự đổ của các thí sinh.

3

Nền khoa cử Nho học Việt Nam kéo dài từ thời Lý đến năm 1919 thì chấm dứt. Ảnh: Lễ xướng danh khoa thi Hương ở trường thi Nam Định năm 1897. Ảnh: André Salles

Việc quy định các biện pháp để bảo đảm thi cử nghiêm túc, công bằng và thực hiện tốt các biện pháp đó là một việc làm đúng, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều điểm vô lý. Những qui định vô lý đó đã cản trở nhiều người có tài nhưng không có điều kiện nhờ con đường thi cử mà xuất đầu lộ diện như Đào Duy Từ hoặc sợ phạm húy, sợ gò bó mà không đi thi, hoặc chỉ thi Hương cho đổ để ra làm quan nhưng không chịu thi Hội. Những qui định vô lý đó thực sự đã phản lại điều mong muốn chọn người tài ra giúp nước của các vua chúa khi định ra chế độ thi cử.

BBT sưu tầm

Liên hệ